SO GOOD FOR YOUR SMILE

4 tác hại của dán sứ Veneer

Trở lại tin tức & tài nguyên

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, dán sứ Veneer cũng tồn tại một số nhược điểm. Bài viết dưới đây, nha khoa Good Dental sẽ chỉ ra 3 tác hại của dán sứ Veneer để bạn đọc có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.

4 tác hại của dán sứ Veneer

Gây tổn thương men và tủy răng

Đây là tác hại phổ biến nhất khi dán sứ Veneer. Quá trình thực hiện cần mài đi một lớp men răng mỏng để gắn mặt dán sứ. Tuy nhiên, nếu mài quá nhiều hoặc sai kỹ thuật, men răng có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt, dễ sâu răng.

Ngoài ra, việc mài răng quá mức có thể ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, thậm chí là viêm tủy. Nguy hiểm hơn, nếu tủy răng bị tổn thương nặng, có thể dẫn đến tình trạng chết tủy, buộc phải điều trị tủy hoặc thậm chí là nhổ răng.

3 tác hại của dán sứ Veneer

Tổn thương tổ chức nha chu

Nếu trong quá trình dán răng sứ máy móc, thiết bị, dụng cụ điều trị không được vô trùng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm lợi và tổn thương nha chu. Về lâu dài nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu.

Răng sứ bong tróc, sứt mẻ

Nếu chất lượng mặt dán sứ kém hoặc kỹ thuật dán không tốt, mặt sứ có thể bị bong tróc, sứt mẻ sau một thời gian sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đồng thời khiến khách hàng phải tốn thêm chi phí để sửa chữa hoặc thực hiện lại.

3 tác hại của dán sứ Veneer

Giảm tuổi thọ răng gốc

Dán sứ không đúng kỹ thuật còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng thật. Nguyên nhân là do các nha sĩ thực hiện kỹ thuật này còn non kém, thiếu kinh nghiệm, cẩu thả. Hậu quả có thể khiến răng bị lung lay, thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn.

3 tác hại của dán sứ Veneer

Lưu ý sau khi dán sứ Veneer

Để duy trì được sự thẩm mỹ của phương pháp dán sứ Veneer đòi hỏi việc vệ sinh răng miệng cũng như chải răng hàng ngày, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng kỹ, sử dụng chỉ Nha khoa sau mỗi bữa ăn, chải răng theo đúng hướng dẫn của Nha sĩ

  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các thực phẩm đậm màu như: trà, cà phê, cà ri,… Sau khi ăn uống nên đánh răng ngay để hạn chế bám màu lên bề mặt răng.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai để hạn chế tối đa tình trạng mẻ, vỡ răng.

  • Sử dụng bàn chải mềm, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ các thức ăn thừa còn trong kẽ răng.

  • Thực hiện kiểm tra định kỳ thường xuyên để đảm bảo chức năng ăn nhai và tình trạng răng miệng hiệu quả.

Để hạn chế tối đa những tác hại trên, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ để đảm bảo độ bền đẹp và an toàn cho răng.

Khi đến với nha khoa Good Dental, chúng tôi cam kết mang lại những trải nghiệm nha khoa thoải mái, an toàn và thư giãn nhất cho mỗi khách hàng. Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, có chuyên môn, tay nghề cao trong lĩnh vực nha khoa luôn tận tâm trong từng ca điều trị.