Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được lựa chọn khá nhiều bởi lợi ích nó mang lại. Tuy nhiên, việc phải mài răng trước khi bọc sứ khiến nhiều người lo ngại biến chứng xảy ra. Vậy răng có bị yếu đi khi mài răng bọc sứ hay không, các hình ảnh răng sau khi mài, hãy cùng Nha khoa Good Dental tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các Trường Hợp Cần Mài Răng
Mài răng sứ là một kỹ thuật nha khoa được sử dụng để điều chỉnh hình dáng và kích thước của răng thật trước khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần mài răng sứ. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến cần mài răng sứ:
1. Răng bị nhiễm màu nặng:
Khi răng bị nhiễm màu nặng do các nguyên nhân như hút thuốc, uống cà phê, trà, hoặc sử dụng một số loại thuốc, việc tẩy trắng răng có thể không hiệu quả. Trong trường hợp này, mài răng và bọc răng sứ có thể giúp cải thiện đáng kể màu sắc của răng.
2. Răng bị mẻ, vỡ, nứt:
Răng bị mẻ, vỡ, nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây khó khăn trong ăn nhai và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Mài răng và bọc răng sứ là một giải pháp hiệu quả để phục hồi hình dáng và chức năng của răng.
3. Răng thưa, lệch lạc nhẹ:
Đối với những trường hợp răng thưa, lệch lạc nhẹ, mài răng và bọc răng sứ có thể giúp cải thiện đáng kể thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng lệch lạc nặng, niềng răng có thể là một lựa chọn tốt hơn.
4. Răng bị sâu nặng:
Khi răng bị sâu nặng và không thể phục hồi bằng các phương pháp trám răng thông thường, mài răng và bọc răng sứ có thể là một giải pháp cần thiết để bảo vệ răng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
5. Răng có hình dạng không đẹp:
Nếu bạn không hài lòng với hình dạng của răng, mài răng và bọc răng sứ có thể giúp bạn có được nụ cười như ý.
Một Số Loại Răng Sứ Phổ Biến Hiện Nay
Các loại răng sứ phổ biến bao gồm răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý, răng toàn sứ, và miếng dán Veneer.
- Răng sứ kim loại: Được chế tạo với lớp bên trong từ hợp kim crom – coban hoặc crom – niken, mang lại khả năng chịu lực cắn tốt. Bề mặt ngoại vi được phủ một lớp sứ, tạo nên màu sắc tự nhiên và giá thành phù hợp. Độ bền của răng sứ kim loại thường kéo dài từ 3 đến 5 năm.
- Răng sứ titan: Có cấu trúc tương tự như răng sứ kim loại, nhưng bên trong được phủ một lớp titan. Chất liệu titan, phổ biến trong y học vì không gây dị ứng, mang lại độ bền cao, khoảng từ 5 đến 10 năm trở lên.
- Răng sứ kim loại quý: Kết hợp kim loại quý như vàng, platin, palladium với phần bền trong làm từ kim loại. Loại này có độ bền cao và khả năng tương thích với răng và nướu sau nhiều năm sử dụng.
- Răng toàn sứ: Không chứa kim loại, thường được làm bằng sứ Cercon CAD – CAM, đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực răng sứ với quá trình sản xuất được tiến hành và kiểm tra kỹ lưỡng trên máy tính.
- Miếng dán sứ Veneer: Hay còn được gọi là Laminate sứ, là phương pháp phổ biến tại Mỹ và Châu Âu để bảo tồn răng thật một cách thẩm mỹ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức này vẫn chưa phổ biến do độ phức tạp của quá trình thực hiện và yêu cầu cao về kỹ thuật và trình độ của bác sĩ và kỹ thuật viên nha khoa.
Hình Ảnh Răng Sau Khi Mài Bạn Nên Biết
Hình ảnh răng sau khi mài có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng của mình. Dưới đây là một số hình ảnh răng sau khi mài cho bạn kham khảo:







Răng Thật Có Bị Yếu Đi Sau Khi Mài Không?
Câu trả lời cho câu hỏi liệu răng thật có bị yếu đi sau khi mài răng để bọc sứ là: “Không”. Mặc dù có nhiều lo ngại về việc mài răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng, nhưng thực tế cho thấy rằng quy trình này chỉ tác động đến lớp men và ngà, không ảnh hưởng đến tủy răng.
Ngược lại, mài răng bọc sứ có thể coi là một biện pháp bảo vệ và gia cố cho răng thật. Lớp sứ được áp dụng như một chiếc áo giáp bảo vệ chống lại axit, vi khuẩn và thức ăn có thể gây hại cho răng. Việc này mang lại sự thoải mái khi ăn nhai và trò chuyện, đồng thời không làm yếu đi răng thật nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và được chăm sóc đúng cách sau quá trình bọc.
Kỹ thuật mài răng để bọc sứ đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để giảm thiểu xâm lấn vào mô răng và bảo vệ tủy răng. Quá trình này chỉ mài bớt phần men răng và ít nhất 1mm dentin để tạo không gian cho lớp men sứ. Men răng, là lớp vỏ cứng nhất của răng, vẫn giữ vai trò bảo vệ. Dentin, lớp dưới men răng, cung cấp hỗ trợ và liên kết với tủy mà không ảnh hưởng đến chúng.
Sau khi mài răng, người bệnh sẽ được gắn tạm niềng giả để bảo vệ cùi răng và giảm cảm giác ê buốt tạm thời. Mão răng sứ sau đó được thiết kế và gắn vào cùi răng, hữu ích như một chiếc áo giáp mới để che đi khuyết điểm và bảo vệ cùi răng khỏi tác động bên ngoài. Với mão răng sứ, người bệnh có thể duy trì hoạt động ăn nhai và nói chuyện như bình thường.
Dù bạn mài răng cho mục đích bọc răng sứ, mặt dán sứ, điều chỉnh hình thể răng…thì điều quan trọng nhất đó là mài răng đúng kỹ thuật, có phương án giữ lại tối đa rằng thật và nên sử dụng các loại thiết bị mài răng hiện đại. Hi vọng với những thông tin và hình ảnh răng sau khi mài trên giúp bạn hiểu hơn về kết quả hình ảnh răng sau khi của mình. Liên hệ ngay Nha khoa Good Dental hoặc gọi qua số Hotline 028 6279 2222 để biết thêm thông tin chi tiết về dịch phụ phục hình răng sứ này.