SO GOOD FOR YOUR SMILE

Nâng xoang trong trồng răng Implant có thực sự cần thiết?

Trở lại tin tức & tài nguyên

Đối với người bị mất răng lâu năm, xoang hàm sẽ bị thoái hoá dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Do đó, xương hàm sẽ không đủ điều kiện về chiều cao, mật độ và thể tích để trồng răng implant. Trong những trường hợp như vậy, nếu muốn phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép implant, Bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nâng xoang.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  1. Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?
  2. Các kỹ thuật nâng xoang ghép xương trong implant
  3. Các trường hợp nào cần nâng xoang?
  4. Các trường hợp nào cần nâng xoang?
  5. Lưu ý sau khi nâng xoang

Nâng xoang trong trồng răng Implant có thực sự cần thiết?

Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?

Nâng xoang là kỹ thuật đặt xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào giữa màng xoang và bề mặt xương vùng đáy xoang hàm, để tăng khối lượng xương và đảm bảo đủ vị trí cho chân răng Implant. Từ đó, nâng xoang giúp trụ Implant có thể dễ dàng tích hợp với xương, nâng đỡ chân răng vững chắc như răng thật, có thể sử dụng trọn đời.

Các kỹ thuật nâng xoang ghép xương trong implant

Nâng xoang trong trồng răng Implant có thực sự cần thiết?

Các kỹ thuật nâng xoang bao gồm:
Nâng xoang kín (nâng xoang từ bên trong):
Đối tượng: được dùng cho người có xoang hàm không hạ quá thấp, không phải bơm xương nhiều.
Cách thực hiện: quy trình tối giản, không phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một lỗ khoan nhỏ ở phần mô ngay dưới chân răng, dùng dụng cụ chuyên dụng để nâng xoang lên đến độ cao thích hợp, sau đó bơm xương vào. Đây là một quy trình tối giản, không phải phẫu thuật. Ngay sau khi nâng xoang kín, bác sĩ có thể tiếp tục quy trình cấy trụ implant.

Nâng xoang hở:
Đối tượng: các trường hợp tiêu xương nhiều, chiều cao xương quá thấp cần phải bơm xương nhiều, thường là đối với người mất răng lâu năm.
Cách thực hiện: bác sĩ sẽ rạch một vết rạch khá lớn ở vùng nướu cạnh răng đã mất, tách phần mô để lộ ra phần xương hàm, sau đó bơm xương vào. Kỹ thuật này cần thời gian lành vết thương mới có thể cấy implant.

Các trường hợp nào cần nâng xoang?

Với một số trường hợp sau đây, trước khi cấy ghép Implant, cần thực hiện nâng xoang để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của implant trong suốt quá trình cấy ghép và sử dụng:
– Xương hàm trên chưa bị tiêu quá nhiều nhưng thiếu khối lượng xương.
– Những người mất răng hàm trên một thời gian dài khiến xoang hàm tạo áp lực đến xương hàm trên, dẫn đến phần xương hàm trên bị tiêu, mở rộng, không đủ điều kiện trồng răng Implant.
– Mất răng lâu năm, xương bị tiêu nhiều, mật độ xương quá mỏng dẫn đến xương xoang bị tụt quá sâu.
– Răng bị nha chu hoặc nhiễm trùng nặng.

Lưu ý sau khi nâng xoang

Nâng xoang trong trồng răng Implant có thực sự cần thiết?

Sau khi nâng xoang thì cần một thời gian lành thương nhất định thì mới có thể đặt trụ Implant được. Trong thời gian này, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau:
– Không ăn nhai, không khạc nhổ trong vòng 1 giờ sau khi thực hiện phẫu thuật.
– Trong vòng 24h sau khi ghép xương, bệnh nhân hạn chế đi lại, không vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
– Những ngày đầu sau ghép xương, có thể chườm đá giảm sưng đau và sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
– Tránh những tác động mạnh đến vết thương như: chọc, ngoáy vết thương, ăn uống thức ăn chứa nhiều axit làm nhiễm trùng vết thương.
– Trong khoảng 2 – 3 tháng đầu sau khi nâng xoang, bệnh nhân cần hạn chế hắt hơi mạnh hết sức có thể.
– Hạn chế những khu vực có sự thay đổi áp suất như lặn biển, đi máy bay.
Vết thương sau nâng xoang rất nhạy cảm và cần hạn chế bị tác động nhất có thể. Vì vậy, bệnh nhân cần cẩn thận và thực hiện tốt các lưu ý để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Nâng xoang là một kỹ thuật khó, đòi hỏi mức độ chuẩn xác cao để tránh gây ra những biến chứng không mong mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng các trang thiết bị công nghệ hiện đại, đáp ứng được mọi tình trạng của bệnh nhân.