SO GOOD FOR YOUR SMILE

Răng bị nha chu có nghĩa là gì? 3 cách phòng tránh bệnh

Trở lại tin tức & tài nguyên

Bạn nghi ngờ răng bị nha chu? Bạn thấy phần lợi thường xuyên đau nhức, dễ bị chảy máu chân răng? Đó có thể là dấu hiệu răng bị nha chu nhưng để xác định chính xác hơn, mời bạn đến với bài viết dưới đây của Nha Khoa Good Dental.

Răng bị nha chu là tình trạng gì?

Nha chu là tổ chức ở quanh răng để chống đỡ và lưu giữ cho chân răng ở trong xương. Sở dĩ răng khỏe mạnh, được giữ trong xương hàm là nhờ vào dây chằng, nướu và xương ổ răng. Phần nướu ôm sát lấy răng có tác dụng che chắn cho mô nhạy cảm bên dưới khỏi bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Và nếu răng miệng cũng như nha chu không được vệ sinh kĩ sẽ gây ra bệnh lý về nha chu. Đây là bệnh lý viêm nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp mô nâng đỡ răng. Tình trạng viêm mô nướu khiến cho tại nơi có vi khuẩn xâm nhập phát triển túi nha chu, làm tụt nướu và lộ hẳn chân răng ra ngoài. Trường hợp nhiễm trùng ngày càng lây lan và trở nên nghiêm trọng thì xương và mô nướu sẽ bị tổn thương, răng bị lung lay và thậm chí bị mất răng hoàn toàn do không được điều trị.

Răng bị nha chu có nghĩa là gì?

Dấu hiệu viêm nha chu

Vệ sinh răng miệng không cẩn thận và lơ là lâu ngày dẫn đến các mảng bám đọng lại xung quanh nướu, gây viêm nướu. Mảng bám dần hóa thành cao răng, tình hình viêm nhiễm trở nặng hình thành bệnh nha chu.

Nướu khỏe mạnh sẽ rất săn chắc, khít vào răng và không dễ chảy máu. Vậy nên, khi cảm thấy nướu có một trong các dấu hiệu sau đây, bạn nên đi khám nha khoa:

  • Nướu bị sưng đỏ và thường chảy máu khi đánh răng.
  • Hơi thở liên tục có mùi trong thời gian dài gây khó chịu.
  • Mủ màu vàng chảy ra khi dùng tay ấn vào nướu
  • Cảm giác khó chịu khi nhai.
  • Răng bị lung lay và bị thưa dần do răng di chuyển.

Răng bị nha chu có nghĩa là gì?

Nguyên nhân gây viêm nha chu

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nha chu, bao gồm:

  • Sự tích tụ của các vi khuẩn gây bệnh trên răng và lợi là nguyên nhân chính gây ra nha chu.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn nội tiết tố… dễ mắc nha chu hơn.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nha chu.
  • Hút thuốc lá có thể làm tăng viêm lợi và gây ra nha chu.
  • Một số người có yếu tố di truyền dễ bị nha chu hơn những người khác.

Phòng tránh bệnh nha chu

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tránh thực phẩm và đồ uống có đường cao, các loại đồ uống có ga và đồ ăn cứng có thể làm tổn thương nướu. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, và các sản phẩm từ sữa để giúp răng và nướu khỏe mạnh.

Tránh thói quen xấu

Tránh hút thuốc lá và uống rượu, vì chúng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh nha chu và làm chậm quá trình hồi phục. Đồng thời, tránh thói quen nghiến răng, có thể cần sử dụng máng chống nghiến nếu được nha sĩ khuyên dùng.

Theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ

Theo dõi các triệu chứng như chảy máu nướu, sưng tấy hoặc đau nướu. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Răng bị nha chu có nghĩa là gì?

Với sự chẩn đoán và điều trị kịp thời bác sĩ, hầu hết các trường hợp nha chu đều có thể được cải thiện và điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bạn hãy chủ động khám nha khoa và thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất.