SO GOOD FOR YOUR SMILE

Răng giả tháo lắp – Giải pháp tiết kiệm tối ưu cho người mất răng

Trở lại tin tức & tài nguyên

Răng giả tháo lắp là một trong các phương pháp phục hình răng bị mất, không đòi hỏi mài răng mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và đem lại tính thẩm mỹ giống như răng thật. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho những ai muốn tiết kiệm chi phí, không muốn mài răng hoặc người lớn tuổi, không đáp ứng đủ điều kiện để cấy ghép implant.

MỤC LỤC:

  1. Cấu trúc của răng giả tháo lắp?
  2. 5 lý do nên làm răng giả tháo lắp?
  3. Quy trình thực hiện răng giả tháo lắp
  4. Các câu hỏi thường gặp khi làm răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp – Giải pháp tiết kiệm tối ưu cho người mất răng

Cấu trúc của răng giả tháo lắp?

Răng giả tháo lắp – Giải pháp tiết kiệm tối ưu cho người mất răng

Răng giả tháo lắp có cấu tạo 2 phần:

– Hàm khung răng: bằng nhựa hoặc bằng kim loại được thiết kế theo kích thước cung hàm của bệnh nhân. 

– Răng giả: được làm từ nhựa dẻo hoặc sứ, gắn liền trên khung răng. Răng đã mất của người bệnh sẽ được thay thế bởi những chiếc răng giả này.

Ngoài ra, nhiều hàm còn có thêm phần Móc được làm chủ yếu từ hợp kim Crom-Niken-Titan hay Crom-Niken. Nhưng với nhu cầu thẩm mỹ răng miệng ngày càng cao, người ta đã chế tạo ra nhựa dẻo nha khoa có màu trong suốt để làm móc, khi nhìn từ bên ngoài khó có thể phát hiện được.

5 lý do nên làm răng giả tháo lắp?

So với các phương pháp phục hình khác thì răng giả tháo lắp là phương pháp đơn giản, an toàn và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, phương pháp này còn có những ưu điểm nổi trội để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn như:

– Chất liệu an toàn: Các chất liệu như nhựa, sứ, titan đều được kiểm định an toàn với sức khỏe người dùng.

– Đảm bảo tính thẩm mỹ: Hàm răng giả tháo lắp góp phần giúp khuôn mặt và nụ cười đẹp hơn. Khả năng ăn nhai tốt hơn, người bệnh cũng nói được rõ ràng hơn.

– Dễ dàng vệ sinh: Người dùng có thể tháo ra sau khi ăn để vệ sinh, loại bỏ cặn thức ăn trong kẽ răng. Nhờ đó chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

– Chi phí rẻ: So với các phương pháp phục hình răng khác thì đây là phương án tiết kiệm chi phí nhất.

– Tuổi thọ lâu: Hàm giả tháo lắp có độ bền và thời gian sử dụng lâu rất tiện lợi và tiết kiệm cho bệnh nhân.

Quy trình thực hiện răng giả tháo lắp

Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng răng miệng của bệnh nhân để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện răng giả tháo lắp. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và cùng bệnh nhân chọn ra giải pháp phù hợp nhất.

Bước 2: Lấy dấu hàm và lựa chọn màu răng để tạo ra sản phẩm tương thích nhất với răng hàm thật của bệnh nhân.

Bước 3: Để tránh vùng gắn răng giả bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ khử trùng vùng khoang miệng và đặc biệt là vùng cần gắn hàm giả.

Bước 4: Tiến hành gắn răng giả. Bác sĩ cần chắc chắn rằng bệnh nhân hoàn toàn thoải mái với hàm mới và có thể ngay lập tức chỉnh sửa nếu bệnh nhân cảm thấy bị cộm hoặc hàm không tương thích. 

Bước 5: Bác sĩ hướng dẫn quy trình vệ sinh răng giả tháo lắp tại nhà nếu bệnh nhân đã cảm thấy hài lòng.

Các câu hỏi thường gặp khi làm răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp – Giải pháp tiết kiệm tối ưu cho người mất răng

  • Khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp, cần vệ sinh như thế nào? 

Bạn cần vệ sinh hàm giả tháo lắp ít nhất 2 lần/ ngày: tháo hàm giả ra khỏi răng và vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải thông thường, lưu ý làm sạch từng kẽ răng để tránh thức ăn kẹt vào răng và tránh làm hàm răng giả xỉn màu. Mỗi tối sau khi sử dụng, bạn nên ngâm hàm giả với nước muối sinh lý hoặc giấm. Khi muốn tiếp tục sử dụng, bạn chỉ cần rửa lại với nước và đeo như bình thường. 

  • Có những lưu ý gì khi ăn uống bằng hàm giả tháo lắp?

Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn cần kiêng các loại thức ăn cứng: xương, mía, các loại trái cây cứng,… hoặc thái lát nhỏ khi sử dụng. Nhưng tốt nhất, hãy chỉ ăn những thức ăn mềm, nấu chín, uống nhiều nước. Để tránh tác động trực tiếp lên răng, bạn nên tránh sử dụng trực tiếp răng cửa mà chỉ nhai nhẹ nhàng bằng răng hàm.

  • Sử dụng hàm giả tháo lắp có cần khám định kỳ tại nha khoa không?

Tuổi đời của hàm giả tháo lắp không phải là vĩnh viễn. Sau 2 – 3 năm sử dụng, hàm có thể xuất hiện tình trạng lỏng lẻo do bị tiêu xương hàm hoặc gây nên các mùi khó chịu khi không được vệ sinh thường xuyên đúng cách. Chính vì vậy, bạn cần đi khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi tình trạng hàm giả và đưa ra các phương án phù hợp.