SO GOOD FOR YOUR SMILE

Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? 9 Phương Pháp Phòng Bệnh

Trở lại tin tức & tài nguyên

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương các mô xung quanh răng, là kết quả của thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.

Viêm nha chu có chữa được không, cách điều trị căn bệnh này ra sao, khi nào thì còn chữa được? Mời bạn cùng tìm hiểu những câu hỏi quan trọng này qua những thông tin mà Good Dental tổng hợp được trong bài viết dưới đây.

Viêm Nha Chu Là Gì?

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra. Khi chúng nhân lên, hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến viêm quanh chân răng.

Viêm nha chu là bệnh viêm mạn tính. Trong giai đoạn viêm nha chu tiến triển sẽ gây tổn thương xương và răng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến mất răng, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh thường bắt đầu từ viêm nướu (giai đoạn nhẹ) và tiến triển thành viêm nha chu (giai đoạn nặng) nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu viêm nha chu được điều trị sớm và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ được trị khỏi. Bệnh thường bắt đầu từ viêm nướu (giai đoạn nhẹ) và tiến triển thành viêm nha chu (giai đoạn nặng) nếu không được điều trị kịp thời.

Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Nha Chu

Nguyên nhân gây viêm nha chu trực tiếp nhất vẫn là do vệ sinh răng miệng không tốt. Trong khoang miệng mỗi người luôn tồn tại rất nhiều vi khuẩn sống nhờ vào thức ăn thừa bám trên răng, niêm mạc miệng, nước bọt… Chúng tạo thành các mảng bám vô hình bao quanh răng.

Việc vệ sinh răng miệng qua loa làm cho mảng bám ngày càng nhiều, thêm sự khoáng hóa do nước bọt sẽ hóa cứng thành cao răng (vôi răng), thường có màu trắng ngà (giai đoạn đầu) hoặc xám đen (giai đoạn sau khi máu viêm thấm vào lớp cao răng).

Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Nha Chu 
Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Nha Chu

Khởi đầu bệnh nha chu, nướu răng bị viêm khi mảng bám và cao răng là những ổ chứa vi khuẩn len lỏi xuống bên dưới nướu bao quanh các chân răng. Bạn nhận ra mình bị viêm nướu chân răng khi:

  • Nướu có màu đỏ, sưng, không ôm sát vào chân răng
  • Nướu thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc nhai thức ăn cứng
  • Răng lung lay, hôi miệng, đau khi nhai, có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu.

Trong một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi người bệnh bước qua tuổi 40. Giai đoạn 40 – 50 tuổi, viêm nha chu có thể tiến triển và người đó có thể bị tổn thương không thể phục hồi.

Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không?

Viêm nha chu hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Mục tiêu điều trị là kiểm soát nhiễm trùng, ngăn chặn tiến triển của bệnh và phục hồi các mô nha chu đã bị tổn thương.

Để điều trị, trước hết bác sĩ cần thực hiện những kiểm tra sau để xác định bạn có bị viêm nha chu hay không, mức độ bệnh và những tác động đã gây ra cho răng, nướu và hàm:

  • Kiểm tra tổng quan tình trạng răng và nướu, cao răng, nướu viêm sưng, dễ chảy máu, tụt nướu…
  • Làm vệ sinh cơ bản bề mặt răng, lấy cao răng khỏi nướu và bắt đầu thăm khám dưới nướu, dò độ sâu túi nha chu của các răng. Túi nha chu là khe hở giữa nướu và bề mặt chân răng, sâu từ 1 – 3 mm khi răng nướu khỏe mạnh. Viêm nha chu phá hủy mô làm túi phát triển sâu rộng hơn, trở thành ổ viêm chứa đầy vi khuẩn, chất bẩn.
  • Những vị trí có dấu hiệu bị tiêu xương ổ răng sẽ được chụp X-quang.
  • “Dọn sạch” ổ viêm bên trong các túi nha chu để ngăn chặn sự phá hủy tiếp diễn, khuyến khích mô nướu phát triển trở lại bám sát vào răng.
  • Phục hình mô nướu và xương hàm nếu cần thiết.

Ở giai đoạn nhẹ viêm nha chu có thể được điều trị bằng phương pháp làm sạch chuyên sâu, ngược lại, nếu tình trạng của bạn đã trở nặng, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật xâm lấn chuyên sâu để chữa trị.

Phương Pháp Phòng Bệnh Viêm Nha Chu

Để ngừa bệnh nha chu, việc tạo thói quen chăm sóc răng miệng rất quan trọng. Bắt đầu chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ và duy trì thói quen này suốt cuộc đời là cách hiệu quả nhất. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) cho một số lời khuyên như sau:

  • Chải răng trong 2 phút, 2 lần mỗi ngày, bằng bàn chải có lông mềm hoặc điện.
  • Chọn kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành sâu răng.
  • Sau 3 – 4 tháng nên thay đổi bàn chải đánh răng hoặc thường xuyên hơn nếu lông bàn chải bắt đầu xơ hoặc sờn.
Phương Pháp Phòng Bệnh Viêm Nha Chu 
Phương Pháp Phòng Bệnh Viêm Nha Chu
  1. Chọn bàn chải có lông mềm.
  2. Không dùng chung bàn chải đánh răng, vì vi khuẩn sẽ lan truyền.
  3. Dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng và nước súc miệng chứa chất sát khuẩn.
  4. Hãy bỏ thuốc lá.
  5. Hạn chế uống rượu.
  6. Ăn nhiều trái cây và rau.
  7. Đến nha khoa kiểm tra răng miệng ít nhất 1 lần/năm.
  8. Uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
  9. Kiểm soát cẩn thận mức đường huyết theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả. Với sự tư vấn và điều trị của các chuyên gia nha khoa, cùng với việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu.

Liên hệ ngay với nha khoa Good Dental hoặc qua hotline 028 6279 2222 nếu bạn có dấu hiệu bị viêm nướu hoặc viêm nha chu để được thăm khám và chữa trị kịp thời.